16/03/2022

Cầu Nguyện



Thầy giảng Phật tử cầu xin
Để khơi sức mạnh tâm linh tiềm tàng
Không dựa quyền năng thánh thần
Mà vào ý lực tín tâm của mình

CẦU NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO

“Người Tây Tạng không có ý định ‘lừa gạt thần linh’ bằng cách làm cho họ vui lòng qua những lời nguyện cầu giả dối. Họ cũng không cố trốn chạy sự phiền toái của việc phải nỗ lực hết mình, hoặc thoái thác trách nhiệm về những việc làm và hành vi của mình. Theo Phật giáo, cầu nguyện không phải là những lời cầu xin trước một quyền năng nằm ngoài chúng ta và vì các lợi ích cá nhân, mà là sự khơi dậy các sức mạnh có sẵn trong mỗi người chúng ta. Và việc làm này chỉ có hiệu quả khi chúng ta buông bỏ các tham vọng vị kỷ. Nói cách khác, người Phật tử không đặt niềm tin của mình vào quyền năng của thánh thần đang ngự trị ở những cõi trời xa xăm nào đó, mà là sự tin tưởng vào sức mạnh của ý chí và sự thanh tịnh của tín tâm.

Khi một nông phu chất phác lắp đặt một chiếc mani-chö-khor (từ này thì chính xác hơn từ ‘bánh xe cầu nguyện’) giữa dòng suối hay một đường mương dẫn nước về làng hay đồng ruộng của mình, với tâm nguyện gia trì cho dòng nước và tất cả những ai dùng đến—dù đó là con người hay súc vật, thậm chí cả vi sinh vật và cỏ cây—thì việc làm đầy thành tâm này cũng tốt đẹp và quý giá như hành động ban phước lành để làm cho nước uống bình thường trở thành ‘nước thánh’ của một vị linh mục. Ngoài ra, âm thanh của chiếc chuông nhỏ phát ra từ bánh xe cầu nguyện trong mỗi lần quay là để nhắc nhở cho tất cả những ai nghe thấy phải lập lại câu thần chú thiêng liêng trong chính tâm thức mình.”

The Tibetan is not out to ’cheat the gods' by placating them with sham prayers, or to escape the trouble of exerting himself and escaping the responsibility for his own deeds and conduct (karma). Prayers in the Buddhist sense are not requests to a power outside ourselves and for personal advantages but the calling up of the forces that dwell within ourselves and that can only be effective if we are free from selfish desires. In other words, Buddhists do not put their faith in the power of gods, residing in some heavens beyond, but they believe in the power of motive and the purity of faith (or purity of intention).

If a simple peasant installs a maṇi-chö-khor (which is a more appropriate name than prayer-wheel) in the brook or channel that brings water to his village and his fields, with the motive of blessing the water and all those who partaken of it—whether man or animals, down to the smallest creatures and plants—then this act of sincere faith is as good and valid as that of the Christian priest who by his blessings converts ordinary water into `holy water'. And, apart from this, the sound of the little bell, which the prayer-wheel emits with each revolution, is a reminder for all who hear it to repeat the sacred mantra in their own mind.

LAMA ANAGARIKA GOVINDA (1898-1985).
Thầy Đạo Sinh chuyển ngữ