27/2/24

Giúp Người Giúp Mình



Phật dạy ai chẳng có khi
Làm điều sai trái là vì vô minh
Thắp đèn cho người trong đêm
Đạo lộ ta cũng sáng thêm ít nhiều

Bắc Phong

22/2/24

Từ Bi Nhân Ái



Chuyện tôn giáo và tái sinh
Tin hay không chuyện của riêng mỗi người
Từ bi nhân ái trong đời
Ai cũng cảm kích ở nơi tâm mình

Bắc Phong

* Thơ dựa ý Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

18/2/24

Bến Không



Trời chiều vắng lặng bến sông
Cầu không người đợi thuyền không người chèo
Nước không gợn sóng eo sèo
Khi không có chuyện ai theo ai về

Bắc Phong

13/2/24

Quả Báo



Quả báo chẳng chóng thì chầy
Không kiếp này sẽ đọa đầy kiếp sau
Thầy khuyên nên nhắc nhở nhau
Đừng làm những chuyện gây đau khổ người

Bắc Phong

9/2/24

Bồ Tát Quán Thế Âm



Từ bi trí tuệ thần thông
Thế nhưng cõi Phật ngài không bước vào
Vì Bồ Tát nguyện thanh cao
Độ tất cả chúng sinh nào trầm luân

Bắc Phong

* Avalokiteśvara / Padmapani, Ajanta Caves, India

6/2/24

Người Tây Tạng



Thuần phác trong cách nghĩ suy
Họ sống thanh đạm và tùy thuận duyên
Nên gần sự thật tâm linh
Hơn dân các nước văn minh tân kỳ

Bắc Phong

Thơ dựa ý một đoạn văn của Peter Gruber:

[AN AGE OF SPIRITUAL UNDERNOURISHMENT]

Deluded by material achievements and comforts, the majority of modern men are deprived of the opportunity and privileges of leading a rich spiritual life as their forefathers once did. In just reading a few stories of this great Tibetan classic, The Hundred Thousands Songs of Milarepa, we can readily find evidence that it was immeasurably easier for the “backward” Tibetans to contact the spiritual verities and to lead devotional lives than for their more “advanced” contemporaries. The reason for this is apparent: They had much simpler minds and they led much simpler lives. Being closer to the sheer facts of life uncloaked by camouflage and disguises, they had more opportunity to observe its sufferings and transiency; and in closer contact with Gurus and Saints they could draw more inspiration from them as witnesses of the concrete results and rewards of a devotional life. But the majority of modern men are deprived of these privileges, for they are living in a civilization which a keen observer has widely defined as “one vast conspiracy against the spiritual life.” And so the wave of Karma keeps on rolling, and one is swept along by it regardless of his unwillingness and dismay. No one is foolish enough to think that the world will reverse itself and return to “the good old days”; what is gone is gone. All one can do, perhaps, is to make use of the best that the past has bequeathed us and apply it to the future and to the “here and now.” Any person, message, or action that may spark a spiritual inspiration for men who must live in this age of spiritual undernourishment should, therefore, be of great value to all concerned, because they are what we need most, and what so rarely appear in our time.”

🌴 PETER GRUBER, Foreword to The Hundred Thousand Songs of Milarepa, translated and annotated by Garma C. C. Chang, pp. x-xi.

Mê lầm trước những thành tựu và tiện nghi vật chất, con người thời đại đa phần đều bị tước đi cơ hội và vinh hạnh được sống một đời sống tâm linh phong phú mà ông cha mình đã từng có. Chỉ cần đọc một ít chuyện trong tác phẩm Tây Tạng cổ điển này, chúng ta có thể sẵn sàng tìm thấy bằng chứng là những người Tây Tạng “lạc hậu” có thể kết nối vô cùng dễ dàng với các sự thật tâm linh so với những người “tiến bộ” đương thời. Lý do rất dễ nhìn thấy: Tâm tư họ thuần phác hơn nhiều, và cuộc sống của họ cũng thanh đạm hơn nhiều. Vì gần gũi nhiều hơn với các sự kiện đơn thuần của cuộc sống — một cuộc sống không bị che đậy bởi sự ngụy trang và hóa trang — nên họ có nhiều cơ hội nhìn thấy những khổ đau cũng như tính chất mong manh của kiếp người. Và cũng nhờ thân cận nhiều hơn với các bậc Thầy tâm linh và Thánh tăng mà họ đã có được nhiều cảm hứng hơn từ những người mà họ xem như những chứng nhân của các thành quả cụ thể cũng như phước báo của một đời sống tâm linh. Thế nhưng, đa phần con người thời đại đã bị tước đi những lợi lạc này chỉ vì họ đang sống trong một nền văn minh mà theo định nghĩa phổ quát của một người biết quan sát sâu sắc thì đó chỉ là “một sự thông đồng của số đông nhằm chống lại đời sống tâm linh”. Và vì thế khi làn sóng của Nghiệp lực tiếp tục trào dâng thì họ lại bị cuốn phăng đi bất kể có thất vọng và đau buồn đến đâu. Chẳng ai ngu ngốc đến độ nghĩ rằng thế giới này sẽ tự giật lùi và trở lại “những ngày xưa cũ huy hoàng”; cái đã qua là cái đã qua. Có lẽ tất cả những gì ta có thể làm là tận dụng tốt nhất những gì quá khứ đã để lại cho chúng ta, áp dụng vào tương lai, và “những giây phút hiện tiền.” Vì thế, bất kỳ ai, bất kỳ một thông điệp hay hành động nào có thể kích khởi một nguồn cảm hứng tâm linh cho những người phải sống trong thời đại “suy dinh dưỡng tâm linh này”, đều rất đáng trân trọng đối với tất cả những ai quan tâm; bởi vì đó là những gì chúng ta cần nhất, những gì thật hiếm hoi còn được nhìn thấy trong thời đại chúng ta.”

(Thầy Đạo Sinh chuyển ngữ.)